How Not To Play Go - Lỗi Sai Thường Gặp Trong Cờ Vây
September 17, 2018
Bài viết này của tác giả Yuan Zhou, dành cho các bạn có trình độ kyu.
Những lỗi này sẽ dễ thấy hơn nếu chúng ta xem xét chi tiết và một ván
cờ, nhưng tôi (Yuan Zhou) muốn nêu ra trước dể các bạn tiện theo dõi.
Một lỗi phổ biến đó là "theo đuôi đối phương", khi đối thủ của bạn ra
một nước cờ thì bạn liền đáp trả ngay nước cờ đó trong khu vực đó. Điều
này thể hiện bạn đã ngầm hiểu đối phương đã đi vào một vị trí đúng và
quan trọng trên bàn cờ. Nhưng mà bạn cũng phải hiểu, đối phương của mình
chỉ là một kỳ thủ cùng cấp độ kyu với mình thì rất có thể sẽ mắc phải
sai sót, ngoại trừ đó là tình huống cực kỳ nghiêm trọng như sống chết. Do vậy bạn cần phải suy nghĩ một chút về ván cờ, tình hình hiện tại, để
xem có một nước quan trọng nào hơn, hoặc một nước nào lớn hơn hay không.
Điều này rất quan trọng xuyên suốt toàn bộ ván cờ.
Khi "theo
đuôi đối phương" thì bạn sẽ không nghi ngờ gì sẽ mắc một lỗi tiếp theo,
"không chú ý đến vấn đề toàn cục". Các kỳ thủ trình độ kyu thường có
nhiều nước cờ mang tính cục bộ và thường thì cả hai phía đều bỏ qua
những nước lớn tiềm năng khác. Và tiếp sau đó là lỗi "hành quân chậm",
như là nối quân ngay khi bạn bị đe dọa cắt, hoặc siết khí lập tức
mà chưa chuẩn bị việc hành quân ra sao.
Một lỗi phổ biến khác là
"không xem trọng sente". Nước tiên thủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng,
nó như là sức mạnh và sự tự do, điều mà bạn sẽ rất cần trong cuộc sống
của mình, và bạn sẽ phải thấy rằng kết thúc một đợt tấn công hoặc phòng
thủ mà bạn bị mất sente thì bạn sẽ bị chậm 1 nước.
Điểm quan
trọng không kém là "sự ghen tỵ", khi so sánh tiềm năng của mình và đối
phương, không phải lỗi ở chỗ bạn tính chính xác sự khác biệt là bao
nhiêu mục, mà bạn liền nhảy vào phá đất, tạo ra nhiều khó khăn cho bản
thân mình hơn. Nghi vấn mà bạn cần đặt ra không phải là đối phương đã
tạo ra vùng đất lớn như thế nào, mà bạn phải quan tâm khi đối phương có
nhiều đất hơn bạn, hai vấn đề này là hoàn toàn khác biệt nhau. Bạn chỉ
nên đả nhập một cách nghiêm trọng khi tiềm năng của đối phương lớn hơn
bạn và trên bàn cờ không còn khu vực nào để tranh giành. nhằm cần bằng
lãnh thổ.
Tiếp theo, bạn phải nhớ rằng mỗi nước đi của mình đều
liên quan đến "bố cục toàn ván cờ", mỗi bước đi phải dựa trên sự phán
đoán toàn cục đó. Câu hỏi thường trực trong bạn khi đến lượt mình đi
không phải là "Mình sẽ phòng thủ nước đó như thế nào ?", mà bạn phải tự
hỏi "Liệu mình có tìm ra được vị trí nào khác có giá trị hơn trong cuộc
đua đường trường không ?". Sự phấn khích thật sự của bạn đối với cờ vây
sẽ xảy ra khi bạn hiểu được một bước đi liên quan đến toàn thế cuộc,
cũng giống như cuộc sống thực tại, nhiều lúc bạn "think small" nhưng đôi
lúc bạn phải biết "think big". Bạn hành động mà không quan tâm đến toàn
cục thì sẽ dẫn đến những vấn đề mà bạn sẽ giải quyết được hoặc không,
và bạn cũng sẽ không thấy tự hào khi dẫn dắt toàn quân của mình vào chỗ
nguy hiểm như vậy.
Một màu hồng của các kỳ thủ kyu đó là "bài ca
hy vọng", hy vọng rằng đối phương sẽ không đi vào vị trí này hoặc vị trí
kia khi mà bạn nhận ra tầm quan trọng của nó nhanh hơn. Bạn chưa học
cách giả sử rằng đối phương cũng hiểu rõ những biến thể của hình cờ như
mình, và hy vọng rằng những đáp trả "đều theo sự sắp xếp" của bạn.
Và cuối cùng, bạn phải dành một khoảng lặng để suy nghĩ điều sẽ đem lại
lợi ích tốt nhất cho mình, nếu đó là tấn công thì lợi ích lớn nhất là
gì, và cũng như vậy khi bạn phòng thủ. Khi bạn quá phấn khích tấn công
đối phương thì đó không bao giờ là cách thức mà bạn sẽ tìm ra một nước
cờ nào đem lại lợi ích lớn nhất cho mình.
Source: thuviencovay.com