Hình Cờ
October 26, 2018
Khi các quân cờ bắt đầu va chạm với nhau, đó là khi cuộc chiến bắt đầu, và sự quan trọng của mỗi nước đi sẽ trở nên cực kì lớn lao. Để chắc rằng bạn không đi sai trong những nước đi đầu tiên của cuộc chiến, việc học về hình cờ cơ bản là rất cần thiết.
Thế nào là hình đẹp hay xấu? Phàm là các quân cờ phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng thống nhất, quân lực phát huy mạnh mẽ, ấy là hình đẹp, ngược lại là hình xấu. Hình cờ đẹp, tiến có thể công, lùi có thể thủ, khiến đối phương không thể công kích; Hình không đẹp thì tấn công không có lực, phòng thủ yếu kém. Nơi có hình thế không đẹp thường xuất hiện sơ hở, tạo thành mục tiêu tấn công của đối phương.
Hình bên, quân hai bên đều phối hợp chặt chẽ, mỗi quân cờ đều phát huy tác dụng mạnh mẽ, vì thế hai bên đen trắng đều là hình đẹp. |
Hình bên, các quân đen phát huy rất mạnh là hình đẹp, còn các quân trắng cụm lại một đống không phát huy tác dụng là hình xấu.
|
I. Hình cờ xấu
1. Hình xấu
Hình bên: quân cờ đen cụm thành một đám gọi là hình ngu, co cụm như vậy rất nặng nề, quân lực không thể phát huy, cụm càng nhiều càng hòng. Tam giác ngu (hình cờ bên phải) là một hình cờ xấu rất phổ biến mà chúng ta cần tránh, chúng ta sẽ bàn về sau. |
2. Hình tan vỡ
Hình bên: quân đen bị quân trắng xuyên là hai nửa, đều không thể phát huy tác dụng, như thế gọi là hình vỡ. Hình vỡ là mục tiêu săn bắt của đối phương.
|
3. Hình trùng lặp
Hình bên: Đen đứng 2 mở 1, quân lực phát huy rất không mạnh, loại hình xấu này gọi là hình “trùng lặp”. |
Hình bên: Bên ngoài không có quân trắng nào, đen dùng nhiều quân để vây một địa bàn nhò, quân lực phát huy rất không mạnh, vì thế cũng là hình trùng lặp.
|
4. Hình yếu
Hình bên: các quân đen phối hợp rất mòng và yếu vì thế gọi là hình mòng. Hình mòng là mục tiêu công kích của đối phương. |
II. Hình cờ đẹp
1. Hình hoa
Hình hoa là hình cờ sau khi Trắng ăn quân Đen như hình bên. Có câu cách ngôn rằng, hình hoa đáng giá 30 điểm. 30 điểm là nghĩa bóng, thực chất muốn nói lên sức mạnh của hình hoa là hình cờ vừa mạnh, vừa có mắt, và có thể phát triển tứ phía.
|
2. Hình dày
Hình bên: Quân đen ở bên phải trên rất chắc chắn, trắng không dám vào gần, ở đây quân lực phát huy mạnh mẽ, hình rất chắc chắn gọi là hình dày, lợi dụng hình dày có thể công kich cờ yếu của đối phương, cũng có thể tạo hình dạng lớn.
|
3. Hình phối hợp
Hình dưới : Biên trên đen 5 quân vây được một vùng đất lớn, quân lực phát huy được rất mạnh, lấy chủ thể là 3 quân hàng 3, 4; 2 quân trên hàng 2, 5 có tác dụng củng cố và khuếch đại địa bàn.
4. Hình chặt chẽ
Hình bên: Quân trắng ở trên và dưới đều rất là vững chắc, nhưng kẹp giữa là đội quân cờ đen kết cấu rất chặt chẽ, khiến trắng không có cách gì công kích.
|
5. Hình linh hoạt
Hình bên: 3 quân đen thế đứng tuy rất mỏng nhưng trắng không thể cắt rời, hiện tại không có biện pháp tấn công đen một cách hữu hiệu, cờ đen rõ ràng rất nhẹ nhàng.
|
Khi chơi cờ chúng ta nên luôn chú ý để tránh đi thành hình xấu, tìm cách đi loại hình đẹp phù hợp với ý đồ chiến lược chiến thuật của mình.
III. Các điểm yếu thường thấy trong hình cờ
Chỉ có luyện tập thành thạo, nắm vững yếu điểm công thủ, mới có thể bố trí quân mình nhịp nhàng nhất trí, không bị công kích, đồng thời chiếm giữ điểm yếu của đối phương, tiến hành công kích hữu hiệu.
Hình bên: Cờ trắng rất hoàn chỉnh, bên đen cũng cần phải củng cố cờ mình. Nên đặt xuống chỗ nào cho tốt?
|
Hình bên: Đen 1 đi, tạm thời củng cố chỗ cắt, lại vây gọn vùng góc, vì thế đen 1 là nước đẹp.
|
Hình bên: Trắng vừa đi Δ đánh quân đen, đen nên đi thế nào để đối phó?
|
Hình bên: Đen 1 nối là cờ hỏng, tạo thành hình ngu “Đỉnh bốn”, trắng 2 kéo dài, bốn quân đen chỉ có nặng nề chạy ra ngoài.
|
Hình bên: Đen 1 đánh lại là cách đúng, về sau đi đến đen 5, trắng được góc, đen giữ được ngoại thế, hai bên hình thành thế chia đôi. 4=Δ.
|
Hình bên: Trắng Δ vừa dài, đen có cần đối phó cho tốt không?
|
Hình bên: Nếu đen “thoát tiên”, lúc ấy trắng 1 dọa vồ ngược, rồi trắng 3 lại bay, cờ đen lập tức rơi vào cảnh khổ.
|
Hình bên: đen 1 nối đôi là cách chính xác, phòng chống công kich hữu hiệu, lúc này trắng lại phải chạy 2 quân ra ngoài, đen 2 bên đều có thể an bài tốt đẹp.
|
Hình bên: Trắng Δ dài, chuẩn bị chia cắt cờ đen, đen đối phó ra sao?
|
Hình bên: đen 1 nối tuy là củng cố chỗ cắt, nhưng quân lực phát huy không mạnh, lại xuất hiện “hình tam giác ngu”. |
Hình bên: Đen 1 “nối đôi” là chính xác, vừa củng cố chỗ cắt, lại uy hiếp quân trắng, tác dụng rất rõ ràng.
|
Hình bên: Hai quân đen đứng ở vị thế gọi là “bước voi” trắng Δ chọc vào giữa gọi là “xuyên mắt voi”, đen nên đỡ thế nào?
|
Hình bên: Đen 1 kéo dài là nước sai lầm, trắng 2 cũng kéo dài ra, đen xuất hiện hình tan vỡ. Trong cờ vây, có câu cách ngôn “xuyên mắt voi kỵ đi đôi, ý nghĩa là đen không thể ở 1 hoặc 2 kéo dài ra.
|
Hình bên: đen “bay” là nước chính xác, trắng 2 “đè” (ở trong biên, góc đặt một quân ở trên quân đối phương gọi là “đè”), đen 3 kéo dài, như vậy quân đen hai bên xử lý đều tốt.
|
Hình bên: Như hình này, nếu trắng đi, công kích thế nào? Nếu đen đi, phòng thủ ra sao? |
Hình bên: Trắng 1” điểm”, công trúng yếu hại của bên đen, đen 2 nối, xuất hiện 2 hình tam giác ngu, đen rất khó chịu.
|
Hình bên:Để phòng chống sự công kích của bên trắng, đen 1 củng cố là rất quan trọng, sau đó trắng không cách gì công kich cờ đen.
|
Hình bên: Đen đi trước thì đi thế nào? Trắng đi trước thì đi thế nào? |
Hình bên: Đen 1, 3 bẻ liên tục là cách công kích mạnh nhất lúc này. Trong cờ vây có câu cách ngôn:” đầu hai quân tất bẻ”, về sau trắng 4 dài, đen 5 nối, cờ đen rất dày. Đen vẫn có điểm A để công kich cờ trắng. Ngược lại, nếu đến trắng đi, trắng cũng đi giống như đen để công kích.
|