Công Sát Cơ Bản (Phần 1)
October 18, 2018
I. Khoét
Khi có hai quân đối phương đứng cách nhau 1 đường, ta đặt một quân vào giữa hai quân ấy thì gọi là “Khoét”. Như hình bên, các quân đen 1, 2 đều gọi là khoét. Trong cờ Vây, khoét là một kỹ thuật quan trọng, có thể dùng đến rất nhiều, từ ăn quân, sống chết, công sát đều xuất hiện không ít. Bài này chỉ giảng về tác dụng của khoét trong ăn quân, trong sống chết.
|
1. Ứng dụng trong bắt quân
Hình bên: Đen làm sao ăn được 3 quân trắng, cứu thoát 3 quân đen? |
Hình bên: Đen 1 khoét là nước quan trọng, trắng 2 đánh, đen không nối mà đi ở đen 3 đánh lại, sau khi trắng 4 ăn, đen 5 lại đánh, quân trắng bị giết. Hình cờ ăn quân như thế gọi là “tiếp không về”, thường gọi là “rùa không thò đầu”. |
Hình bên: Đen làm thế nào cứu thoát 2 quân đen trên góc? Nếu đen chỉ đơn giản đi ở điểm A, trắng nối về ở B thì đen chẳng còn gì để đánh tiếp. |
Hình bên: Đen 1 khoét chính xác, trắng 2 chỉ có cách đánh bắt ở hàng 1, đen 3 nối đồng thời đánh bắt 2 quân trắng, về sau trắng cố đỡ, đến đen 9 ăn được toàn bộ quân trắng. 8=5 |
Hình bên: 2 bên đối sát, đen đi trắng, liệu ai ăn được ai?
|
Hình bên: Đen 1 chẹn khí, trắng 2 nối, đen 3 cũng nối, lúc này 2 bên đều có 3 khí trắng đi trước, đen bị ăn.
|
Hình bên: Đen 1 khoét, trắng 2 đánh, đe 3 nối, trắng 4 chỉ có nối, bây giờ tuy mối bên chỉ có 3 khí nhưng đến lượt đen đi chẹn khí trắng, vì vậy đen ăn trắng.
|
2. Ứng dụng trong sống chết
Hình bên: Đen làm sao giết trắng?
|
Hình bên: Đen 1 khoét đánh trúng điểm yếu, trắng 2 đánh1 quân đen, đen cũng bắt ở đen 3 trắng 4 chỉ có ăn, đen 5 đánh phá mắt, đen giết trắng thành công.
|
Hình bên: Quân đen có thể sống không? |
Hình bên, Đen 1 khoét, trắng 2 đánh, đen 3 có thể vồ ngược ăn 2 quân trắng, thành cờ sống.
|
II. Kẹp
Quân đen và trắng đứng sát nhau, đặt một quân ở phía bên kia của đối phương gọi là kẹp. Trong hình bên, đen 1, 2 đều là kẹp. kẹp cũng giống như khoét, là cách công sát quan trọng.
|
1. Ứng dụng trong bắt quân
Hình bên: Đen làm thế nào ăn 2 quân trắng cứu thoát 2 quân đen?
|
Hình bên: Đen 1 kẹp là đi đúng, như thế thì quân trắng không thể trốn thoát. Nếu đen 1 giản đơn đi ở A, trắng đi ở 1 nối ngay về nhà.
|
Hình bên: Đen làm thế nào ăn 2 quân trắng cứu thoát 3 quân đen?
|
Hình bên: Đen 1 kẹp, lúc này hai quân trắng Δ không thể chạy thoát, trắng 2 chẹn khí, đen 3 đánh bắt, đen thắng.
|
Hình bên: Đen nên đi thế nào? |
Hình bên: Đen 1 bắt sống 1 quân trắng, trắng 2 đánh lại, đen 3 ăn, trắng 4 chẹn khí, kết quả đen thất bại. |
Hình bên: Đen 1 kẹp là nước hay, đánh trúng điểm yếu của cờ trắng, trắng 2 nối, đen 3 “độ” (nối quân
mình về qua dưới chân quân địch ở trên biên gọi là “độ”), như vậy đen giết trắng vì nhanh hơn 1 bước.
|
2. Ứng dụng trong sống chết
Hình bên: Đen đi trước có thể tạo sống không?
|
Hình bên: Đen 1 kéo dài, trắng 2 chặn lại, đen 3 đứng thành thẳng 3, trắng điểm mắt, đen tạo sống thất bại.
|
Hình bên: Đen 1 kẹp là nước hay, trắng 2 hổ, đen 3 đánh về sau đứng xuống ở đen 5 thành ra hình thẳng 4 là cờ sống.
|
Hình bên: quân trắng bao vây đất trong góc, đen có thể giết trắng không?
|
Hình bên: Đen 1 bẻ, trắng 2 hổ, đen 3 lại kéo dài vào, trắng 4 đứng, thành hình gãy 4 là hình sống.
|
Hình bên: Đen 1 kẹp là nước quan trọng đầu tiên, trắng 2 chỉ có thể nối, đen 3 “độ”, trắng không thể tạo 2 mắt.
|
III. Đứng
Đứng cũng là một cách đánh quan trọng trong giai đoạn trung bàn, có thể sử dụng độc đáo trong cờ đối sát và cờ sống chết. Chỉ là đứng ở trên hàng một nhưng nếu biết dùng khéo thì tác dụng không nhò.
1. Ứng dung trong đối sát
Hình bên: Đen đi trước, ai nhiều khí hơn?
|
Hình bên: Đen 1 chẹn khí, trắng 2 lập tức đánh, đen không còn cách gì.
|
Hình bên: Đen 1 đứng, chuẩn bị ăn 3 quân trắng bằng “vồ ngược”, trắng 2 chỉ có nối, lúc này đen đạt được mục đích kéo dài khí, lại chẹn khí bằng đen 3 có thể giết trắng.
|
Hình bên: Đen đi trước, ai thắng?
|
Hình bên: Đen 1 nối về một quân,trắng 2 đánh bắt không về kịp, chỉ có thể đánh bắt với đen 3, trắng 4 ăn kết quả là trắng giết đen.
|
Hình bên: Đen 1 đứng là nước hay, về sau đến đen 5 thì đen giết trắng.
|
Hình bên: Trắng 1 khoét, đen làm sao đối phó?
|
Hình bên: Đen 1 đánh bắt, trắng 2 vồ là rất nguy hiểm, về sau đến trắng 6, đen bị trắng ăn gọn.
5=2
|
Hình bên: Đen 1 đứng là nước cực hay, trắng không thể làm gì, sau trắng 2 nối, đen 3 cũng nối là an toàn.
|
Hình bên: Đen đi trước có thể là gì đám cờ trắng trong góc không?
|
Hình bên: Đen 1 vồ, trắng 2 ăn, đen 3 đánh bắt rồi đen 5 đứng xuống, hai bên quân trắng không thể chẹn khí quân đen, kiểu này gọi là “Kim kê độc lập”
|
2. Ứng dụng trong sống chết
Hình bên: Đen đi trước có thể tạo sống không?
|
Hình bên: Đen 1 đánh bắt, đen 3 đứng xuống, sau khi trắng 4 vồ, đen thành hình thẳng 3, trắng lại điểm mắt, đen bị giết. |
Hình bên: Đen 1 vồ, 3 đứng là chính xác, chuẩn bị ăn hai quân trắng ở góc bằng nối không về, trắng 4 nối, đen 5 đứng xuống thành hình thẳng 4 là cờ sống.
|
Hình bên: Đen có thể giết trắng không?
|
Hình bên: Đen 1 đánh bắt, trắng 2 ăn, đen 3 bẻ, trắng 4 tạo mắt cờ trắng sống.
|
Hình bên: Đen 1 đứng là cách chính xác, trắng 2 đánh ăn, đen 3 đánh ăn, khi trắng ăn 3 quân đen xong thành hình thẳng 3, đen điểm mắt thì giết trắng thành công.
5 = Δ
|
IV. Điểm
Hình bên: Quân đen 1 gọi là điểm.
|
Hình bên: Đen 1 điểm chuẩn bị nối về gọi là “điểm xuyên”. Trong đối sát, sống chết, bắt quân,... phương pháp “điểm” đều có tác dụng rất lớn.
|
Hình bên: Đen có thể giết trắng không?
|
Hình bên: Đen 1 điểm mắt, trắng 2 nối, đen 3 chạy về, trắng 4 vồ, 6 đánh bắt, đen bị ăn nối không về, đen không giết nổi trắng.
|
Hình bên: Đen 1 điểm là cách tấn công hay dùng. Trắng 2 chặn xuống, đen 3 chọc cắt, cờ trắng bị giết. Trắng 2 nếu nối ở điểm 3, thì đen nối về, trắng cũng bị chết.
|
Hình bên: Trên góc, cờ đen đã không có cách gì tạo sống, có cách gì sống lại không?
|
Hình bên: Đen 1 điểm, đánh trúng chỗ hiểm, trắng 2 nối về, đen 3 ăn hai quân trắng lập tức thành sống.
|
Hình bên: Đen làm thế nào công sát đám quân Trắng?
|
Hình bên: Đen 1 điểm vào hàng 2 công kích nhược điểm cờ trắng, trắng 2 nối, đen 3 kéo dài nối về, trắng 4 chặn giữ góc, đen 5 chặn đầu, góc trắng không thể tạo sống, đen công sát thành công.
|
V. Khoá bay, khoá mềm
Trước đây chúng ta đã biết qua về khoá và khoá lớn, bài này xin nói thêm về khoá bay và khoá mềm. Khi dùng khoá và khoá
lớn mà không bắt nổi quân địch, chúng ta cần nghĩ xem có thể dùng cách khác để
bắt địch không?
1. Khóa bay
Hình bên: Đen làm sao ăn được 3 quân trắng?
|
Hình bên: Đen 1 khoá, trắng 2 đâm, đen 3 chặn, trắng 4 đánh bắt, tiếp đến trắng 10, quân trắng đã chạy thoát. |
Hình bên: Đen 1 bay khoá là cách chính xác, trắng 2, 4 chay ra ngoài, kết quả càng giẫy càng chặt, cuối cùng bị đen ăn.
|
Hình bên: Đen có thể ăn 3 quân trắng không?
|
Hình bên: Đen 1 bay cũng có thể bắt trắng, đến đen 7, trắng kiểu gì cũng không thể chạt thoát.
|
2. Khóa mềm
Hình bên: Trắng Δ cắt, đen làm sao ứng phó?
|
ình bên: Đen 1 khoá mềm, trắng 2 kéo dài, đen 3 bẻ, trắng lại kéo dài, đen 5 đưa trắng vào hình bị ăn tại cửa.
|
Hình bên: Trắng Δ cắt, nếu đen mà đánh thì bên trắng đều chạy thoát, đen chêt cả, nên làm sao?
|
Hình bên: Đen 1 khoá mềm, trắng 2 chạy, đen 3 bẻ, đến trắng 10 lại thành trắng giết đen.
|
Hình bên: Đen 1 khoá mềm là đúng rồi, tiếp theo trắng 2 kéo dài, đen 3 bẻ không sai, chỉ có đến trắng 6 kéo dài, đen cần bẻ ở đen 7, như thế, đen thêm 1 khí, về sau đên đen 13 ăn gọn quân trắng.
|
Hình bên: Đen dùng khoá mềm hay khoá bay đều không ăn được trắng, vậy phải làm cách nào?
|
Hình bên: Đen bắt trước một nước, khi trắng 2 kéo ra, đen 3 lại khá mềm, có thể ăn gọn quân trắng.
|