Cờ Vây - Trí Tuệ Sơ Khai
October 15, 2018
Hà Đồ trong văn hóa Đông Phương
Cờ vây được ra đời chính bởi trí tuệ sơ khai của nhân loại. Đúng như vậy, cờ vây hết sức đơn giản.
Ai trong chúng ta cũng đều biết xã hội nguyên thủy loài người bắt đầu từ thời kỳ Đồ đá. Vâng, chính là nó, Đá chính là nguyên liệu cấu thành lên các quân cờ vây. Cờ vua, mỗi quân cờ phải đẽo gọt tỷ mỉ để thanh hình, vua, hậu, xe, tượng, mã... Cờ tướng, mỗi quân chỉ hình tròn nhưng lại phải được viết chữ lên trên, tức là sao, cờ tướng chỉ ra đời sau khi chữ viết của con người đc hoàn thiện (cụ thể ở đây là chữ Hán). Nhưng cờ vây thì không thế, mỗi quân cờ chỉ là một viên đá nhỏ dẹt hình tròn, quân nào cũng như quân nào, không có tên tuổi, mọi quân cờ đều bình đẳng như con người thuở sơ khai chưa phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Nếu cờ tướng chỉ ra đời sau khi con người có chữ viết thì cờ vây được ra đời cách đấy khoảng 4500 năm vào thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn mà thời kỳ này theo lịch sử Trung Hoa thì chỉ là các truyền thuyết. Truyền thuyết ư? Truyền thuyết chẳng phải ra đời từ khi con người chưa có chữ viết, mục đích để lưu trữ thông tin sao? Nói như vậy ta hoàn toàn có thể tin rằng cờ vây ra đời từ khi con người chưa có chữ viết. Thật bất ngờ!
Mỗi quân cờ đơn giản chỉ là những viên đá màu đen – trắng. Tại sao lai là đen và trắng mà không phải là các màu khác? Đen và trắng là hai màu cơ bản của sự sống, dễ phân biệt nhất bằng mắt thường và cũng là hai màu tương phản nhất. Nó rõ ràng, rành mạch, không chút pha trộn cũng như con người lúc mới sinh ra. Đây cũng là lý do tại sao cờ vây được coi là trò chơi của bậc quân tử.
Quân cờ là vậy, bàn cờ vây cũng đơn giản không kém. Chỉ là những dòng kẻ sọc ngang và dọc. Mấy đường kẻ thì kẻ ở đâu chả được đúng ko? Miễn sao nó xen kẽ để tạo ra những ô vuông! Các bàn cờ khác nào là phải ô đen, ô trắng, nào là “Sở hà, Hán giới”, nào là cấm cung. Cờ vây không vậy, chỉ là các dòng kẻ xen kẽ nhau tạo ra các giao điểm. Việc của người chơi là đặt các quân cờ vào giao điểm đó, đen đi trước, trắng đi sau, mỗi bên một lượt. Ván cờ kết thúc khi cả hai bên liên tiếp bỏ lượt đi của mình.
Tóm lại: cờ vây bao gồm các quân đen và trắng, một bàn cờ hình vuông có các giao điểm và người chơi cờ đặt các quân cờ vào các giao điểm này.
Cờ
vây đơn giản như vậy tại sao nó lại sống và phát triển trong hàng nghìn năm qua?
Chắc chắn phải có nguyên nhân của nó.
Đen – Trắng là hai màu đối lập, hai mặt đối lập, nó đối lập nhau tới mức giữa chúng không có khoảng cách nhưng chính vì thế nó bao gồm tất cả. Chắc hẳn không ai trong chúng ta là chưa nghe qua về học thuyết âm – dương. Biểu tượng âm dương bát quái cũng chỉ gồm hai màu đen và trắng, hai màu đen trắng đó tạo ra nguyên vẹn một vòng tròn, đó chính là vũ thế giới, là vạn vật trên đời, để rồi “trong âm có dương”, “trong dương có âm”, “âm dương tuần hoàn”. Vậy đó, nguyên thủy sơ khai khi cờ vây ra đời, nó chỉ bao gồm hai màu đen – trắng nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để bao quát khắp vũ trụ này.
Trong cờ vây có định nghĩa “khí”- là các giao điểm trực tiếp xung quanh quân cờ hay đám quân. Mỗi quân cờ vây khi được đặt xuống bàn như mội con người giữa trời đất, 4 khí xung quanh tượng trưng cho 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Mỗi quân cờ trước khi đặt vào bàn cờ đều có giá trị như nhau, nhưng khi đặt vào bàn cờ thì quan trọng hay bỏ đi đều do các kỳ thủ, có những quân không thể bỏ đi nhưng cũng có những quân chỉ là quân thí để thực hiện mục đích đại cục. Điều này làm cho người chơi cờ phải có trách nhiệm tuyết đối với từng quân cờ mình đặt xuống, phải không ngừng suy nghĩ giá trị của từng nước cờ trong tay, mỗi nước như một sinh mệnh vậy.
Ngày nay, bằng các thuật toán người ta tính ra rằng: số biến hóa có thể xảy ra trên bàn cờ tướng là 10*30 đến 10*32, cờ vua là 10*35 đến 10*40 và con số này ở cờ vây là 10*761 . Nếu cho 10 tỷ người (dân số thế giới hiện tại chưa tới 8 tỷ), mỗi người xếp 1 ván cờ trong 1 giây thì có xếp trong 3 năm cũng chỉ được 10*17 biến. Một con số quá khủng khiếp! Đây chính là lý do tại sao cờ vây dễ học nhưng khó chơi giỏi và cũng là điểm hấp dẫn tới vô hạn của môn thể thao này.
Và cuối cùng, điều làm cờ vây có sức hút vô cùng lớn đó bởi bàn cờ vây được bố cục như vũ trụ này, với 360 thiên thể hợp thành cùng với Thiên Nguyên – trung tâm vũ trụ, đó cũng chính là 361 giao điểm cùa 19 đường kẻ ngang dọc. 361 giai điểm này đúng bằng số ngày trong một năm âm lịch, các quân cờ Đen – Trắng tượng trưng cho ngày và đêm, bàn cờ gốm 4 góc đối xứng qua trung tâm là bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Cả bàn cờ vây giống như hình tượng biến hóa của trời đất.
Xem cách bố cục những điểm đen và trắng trong Hà Đồ và Lạc Thư rất có thể cờ vây và hai lý thuyết này đều có những nguồn gốc thâm sâu. Giống như quyển Lạc Thư, bàn cờ vây có 361 giao điểm, 8 ngôi sao tinh tú chỉ phương vị, và 72 giao điểm dọc theo vòng chu vi, mà tương ứng với 360 ngày, 8 quẻ bát quái (càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn), và 72 loại thời tiết. Con cờ hình tròn, phía trên nhô lên, phía dưới phẳng ngang, phân biệt nhau bằng hai mầu trắng và đen, tượng trưng cho Âm và Dương. Cũng như Chu Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái, cờ vây không phải là văn hóa của nền văn minh nhân loại thời kỳ này sáng tạo ra, mà là văn hóa thuộc về nền văn minh tiền sử.
Như vậy đó, Cờ vây có hình thức rất giản dị. Chỉ có 2 loại quân cờ đen và trắng, và luật chơi cũng rất đơn giản. Tuy nhiên sự huyền diệu của nó lại vượt xa hơn cả bất cứ loại cờ nào. Chỉ có 361 điểm cho quân cờ, nhưng sự biến ảo là hầu như vô tận.
Nguồn : BNGO Club