Cờ Vây - Con Đường Khai Sáng (Phần 1)
October 15, 2018
Một trò chơi liệu có thể dạy ta các nguyên tắc về vô thường, tương thuộc, từ bi và vô ngã?
Một số hoạt động truyền thống ở Nhật Bản đã được sử dụng để giúp tìm
kiếm sự giác ngộ, như nghệ thuật cắm hoa, bắn cung, đấu kiếm, trà đạo và
karate. Ngoài việc được sử dụng như là con đường đạt đến giác ngộ,
chúng có thể giúp làm sáng tỏ các quan điểm Phật giáo. Tuy nhiên, một
trong những hoạt động truyền thống của Nhật Bản liên quan đến Phật giáo
trong nhiều thế kỷ và theo truyền thống được gọi là "con đường" hay
“đạo” trong tiếng Trung, đã bị lãng quên. Đây là trò chơi Người phương
Tây gọi là "Go", được biết đến ở Nhật Bản như igo hoặc kido, "con đường
đi tới". Nó cung cấp một cách hữu ích những miêu tả và trải nghiệm khía
cạnh cơ bản của cuộc sống như các Phật tử hiểu nó.
Cờ vây có
nguồn gốc từ hơn 4.500 năm trước ở Trung Quốc cổ đại, nơi nó được coi là
một trong bốn hoạt động mà một người phải biết để có thể trở thành quý
tộc thực sự, ba thứ còn lại là thơ, nhạc và họa. Nó đã được đưa đến Nhật
Bản vào khoảng thế kỷ thứ 5, có lẽ bởi các nhà sư Phật giáo trở về
sau khi được đào tạo tại các tu viện ở Trung Quốc. Mặc dù trò chơi này
lâu đời hơn Phật giáo nhưng nó đã nhanh chóng được các Phật tử công nhận
như một công cụ hữu ích cho thực hành Phật giáo. Cho đến cuối thế kỷ
XIX, những kỳ thủ mạnh nhất ở Nhật Bản thường là các nhà sư Phật giáo.
Trò chơi được phổ biến như là một phương tiện để đạt được các đức tính
tốt đẹp, khắc phục sự sợ hãi, tham lam và tức giận ở các samurai theo
học cờ vây với các nhà sư. Khả năng làm cho những người chơi trở nên tốt
hơn là một phần lý do mà cờ vây vẫn còn phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi hàng triệu kỳ thủ vẫn chơi thường xuyên. Sự
phổ biến ngày càng rộng của cờ vây ở Châu Âu và Mỹ cũng phản ánh tầm ảnh
hưởng tốt của cờ vây tới nội tâm của con người.
Cờ vây là một
trò chơi chiến lược, như là cờ vua, mặc dù hai trò chơi khác nhau rất
nhiều. Nó được chơi với các quân màu đen và trắng được gọi là "stone"
trên một bàn cờ vuông thường là 19 x 19 ô. Những quân cờ được đặt vào
các giao điểm của các đường kẻ, chứ không phải trong các ô, và không bị
di chuyển trong quá trình chơi, mặc dù chúng có thể bị bắt và nhấc ra
khỏi bàn cờ. Cờ vây bắt đầu với một bàn cờ trống, và các kỳ thủ đặt các
quân cờ trên bàn cờ, người chơi cầm quân đen đi trước tiên.
Thắng và thua được xác định bởi đất mà bạn có thể bao quanh bằng những
quân cờ an toàn, không bị bắt. Tuy nhiên, tinh hoa của cờ vây được hiểu
rõ ràng không phải là nằm ở thắng thua mà là khám phá ra những điều kỳ
diệu được tìm thấy trong sự sắp xếp đặc biệt của các quân cờ. Vì vậy,
đối với các kỳ thủ tìm kiếm sự giác ngộ - phẩm chất đạo đức cũng như
hiểu biết trí tuệ, thì tham lam và sợ hãi là những rào cản lớn nhất để
trở nên giỏi hơn trong trò chơi. Chấp quân cũng là cách để đảm bảo rằng
những người chơi yếu hơn sẽ có cơ hội chiến thắng hay thua cuộc: Kỳ thủ
yếu hơn đặt một số lượng quân phù hợp lên bàn cờ trước khi kỳ thủ mạnh
hơn đặt quân và do đó có được lợi thế.
Có một sự kết nối đặc
biệt giữa việc chơi cờ vây và chứng thực sự giác ngộ, như được gợi ý bởi
một đoạn văn nổi bật trong Shobogenzo của Dogen Zenji. Trong cuốn "Mùa
xuân và Thu", được viết vào năm 1244, Thiền sư Nhật Bản Dogen sử dụng
một tài liệu tham khảo để giúp khán giả hiểu được một công án nổi tiếng
từ T'ang Trung Quốc: một tu sĩ hỏi làm thế nào để tránh bị lạnh hoặc
nóng bức. Thầy Dongshan nói với vị sư: hãy đến nơi không có lạnh hoặc
nóng. Dogen đề cập đến một số giải thích về đoạn văn cổ này, như là đưa
ra một quan điểm triết học về sự thống nhất phải có trước mọi phân biệt:
Một khái niệm thống nhất về nhiệt độ phải có được trước khi có sự phân
biệt giữa lạnh và nóng.
(Còn tiếp)
Source: https://tricycle.org/magazine/