Cờ Vây Như Cuộc Đối Thoại Giữa Những Ngón Tay !
September 24, 2018
Bài sau đây nói về Bài viết hay về cờ vây trong sử sách, sẽ giới thiệu cho các bạn biết về cuốn sách Tân nhân gian ký, nhà văn nổi tiếng của Trung hoa.
Trong cuốn Tân nhân gian ký (Shi shou Xin Yu), Wang Zhong Lang (SN 424) xem cờ vây như một dạng thiền định, và Củng Chí (Zhi Gong) cho rằng cờ vây như cuộc đối thoại giữa những ngón tay.
Tổ Nạp thuộc thời Đông Tấn (317- 420) lại chơi cờ vây như một thú tiêu sầu. Khi em trai của Tổ Nạp là Tổ Địch thất bại trong cuộc Bắc phạt, ông đã trở nên vô cùng sầu khổ. Ông dành thời gian để chơi cờ cả ngày hòng quên đi nỗi bất hạnh của mình. Bạn của ông là Wang Lin, khuyên ông đừng nên lãng phí thời gian. Tổ Nạp trả lời rằng “Tôi chỉ muốn quên đi phiền muộn mà thôi!”. Đối với Tổ Nạp, đây là một trải nghiệm buồn. Tuy nhiên, đối với những người không biết được câu chuyên đằng sau, họ sẽ nghĩ rằng ông đã có một cuộc đời tuyệt diệu, tự do tự tại để chơi cờ không vướng bận vào những công việc hằng ngày.
Cờ vây, ngày xưa được xem như một trong bốn tài năng “cầm, kỳ, thi, họa” mà các nho sinh, sĩ tử và quan viên phải am tường. Ngày nay cờ vây còn được xem như “báu vật quốc gia” của Trung Quốc. Có rất nhiều truyện kể về cờ vây đã truyền cảm hứng qua nhiều thế hệ. Đặc biệt xuyên suốt thời Tây Tấn và giai đọan Nam Bắc triều ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều cao thủ cờ, và cờ vây ở giai đoạn này vô cùng phổ biến. Có thể dễ dàng bắt gặp cảnh hai người ngồi yên trước bàn cờ, những quân đen trắng ở trong tay và vừa đánh cờ vừa trò chuyện thoái mái với đối thủ.
Sử ký đời Tấn, chương Fei Xiu Zhuan, có đề cập đến đức nhẫn nhục của Fei Xia trong một câu chuyện cờ vây. Vào một ngày, Fei Xia đang chơi cờ ở một bữa tiệc tại nhà tể tướng Zhou Fu. Zhou đã say rượu và đánh Fei ngã xuống sàn nhà. Khi mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì Fei ngồi dậy và quay trở lại bàn cờ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dĩ nhiên điều này có thể không hoàn toàn do khả năng nhẫn nhục của Fei Xia. Cờ vây còn được được biết đến với khả năng thôi miên khiến người chơi quên hết mọi việc xảy ra xung quanh mình.
Nguyễn Tịch, một trong Trúc Lâm Thất Hiền, cũng là một cao thủ cờ vây. Truyện kể rằng, khi đánh cờ ông hoàn toàn chìm đắm trong đó. Cũng trong sử ký Tấn triều, chương Yuan Ji Zhuan đã kể về cảnh khi mẹ của Nguyễn Tịch chết, ông đang đánh dở một ván cờ. Khi đối thủ của ông hay tin này, ông ta liền vội vã bảo Nguyễn Tịch nên ngừng ván cờ lại nhưng Nguyễn Tịch vẫn khăng khăng muốn kết thúc ván cờ. Sau khi trận cờ kết thúc, Nguyễn Tịch uống một lúc gần 20 lít rượu, ngửa mặt lên trời khóc lớn và thổ huyết. Một câu chuyện buồn và cảm động.
Một câu chuyện khác nữa kể về hai người con trai của Dương Tu thời Tam Quốc. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Dương Tu bị Tào Tháo ra lệnh chém đầu vì nói sai lời. Hai con trai của Dương Tu lúc đó khoảng tám hay chín tuổi hay tin cha mình đã bị giết trong lúc đang chơi cờ. Mặc dù gia nhân trong phủ khuyên hai người nên nhanh chóng trốn đi để bảo toàn tính mạng, họ vẫn tiếp tục đánh cờ. Họ bình tĩnh đáp lại với người hầu của mình rằng: “Ngươi có từng nghe thấy có chuyện trứng chim sẽ được tha khi tổ chim đã vỡ rồi không?” Kết cục, cả hai người đều bị chém đầu.
Nguyễn Tịch cố tìm khoảnh khắc bình an trong tâm và hai người con trai của Dương Tu tìm kiếm thời khắc vui vẻ cuối cùng còn lại trong ván cờ. Nhưng bên cạnh những câu chuyện buồn cũng có những câu chuyện mang yếu tố hài hước, ví dụ như câu chuyện kể trong chương 22 quyển Sui Jing Zhu. Yuan Lan là một viên quan cai quản Khai Phong. Ông thường mời một người bạn đến đánh cờ. Một đêm nọ, khi hai người đang chơi cờ vây, những tên cướp biển đã quyết định tấn công vào phủ để cướp bóc. Khi thị vệ đến báo cho Yuan, ông đang tập trung vào ván cờ đến mức không thèm quan tâm đến lời cảnh báo. Tưởng rằng vị quan không nghe thấy mình, người thị vệ hét lớn vào trong “Có cướp ở ngoài này, tình hình nguy cấp lắm rồi” và Yuan hét trở lại “Trong này cũng đang có “cướp” và tình hình cũng vô cùng nguy cấp!” Đây thực sự là một câu chuyện hài hước. Có rất ít câu chuyện về cờ vây từ đời Ngụy (220-253) Tấn (265-420) và giai đoạn Nam Bắc Triều (420-589) mang tính chất vui vẻ hay hài hước như thế này . Phần lớn điều mang tính chất u buồn như câu chuyện sau đây.
Tiếp theo triều Đông Tấn và Tây Tấn (265 – 420) là đến giai đoạn triều Lưu Tống. Wang Huo là một học giả nổi tiếng và đáng kính thời đó, bên cạnh, ông cũng là một cao thủ cờ vây. Vua Tống Minh Đế cảm thấy ganh tỵ và quyết định trừ khử đi mối họa bằng cách gửi cho Wang một bình rượu độc. Khi thánh chỉ cùng bình rượu độc được giao đến, Wang đang tập trung vào một trận đánh “cướp” trên bàn cờ. Sau khi ván đấu kết thúc, Wang xếp lại từng quân từng quân một ra khỏi bàn cờ trước khi cúi chào một cách nghiêm trang đối thủ của mình và nói với anh ta rằng nhà vua đã ra lệnh bảo ông phải tự vẫn. Wang bảo với bạn mình rằng “Đừng uống rượu này” sau đó ông cầm ly rượu độc lên và uống cạn. Wang đã nghĩ gì suốt trong lúc thu quan?
Có lẽ ông đã không giận dữ. Có lẽ ông thậm chí không sợ hãi chút nào. Và, có lẽ ông chỉ đơn giản nghĩ rằng làm cách nào để kiếm thêm một điểm nữa khi thu quan. Về sau, Vua Song Wei Zhong đã viết về điều này trong một bài thơ của mình : “Quên đi tất cả muộn phiền để thưởng thức cờ vây…”. Có lẽ cả nhà vua cũng sẽ không bao giờ hiểu được những suy nghĩ của vị học giả trong ván cờ cuối của đời mình. Nhưng ông biết rằng, dù đó có là gì thì cũng xứng đáng được trân trọng.
Nguồn: thethaohcm.com.vn